Thông tin quan trọng với người mua nhà ở xã hội năm 2019

Thông tin quan trọng với người mua nhà ở xã hội năm 2019

Sự ra đời của nhà ở xã hội giúp biến giấc mơ có nhà ở của những người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Khi mua nhà ở xã hội năm 2019, cần lưu ý một số thông tin quan trọng dưới đây.

1 – Không phải ai cũng được mua nhà ở xã hội

  • Khác với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Theo Điều 51 của Luật Nhà ở 2014, đối tượng được mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật chội; Có hộ khẩu tại địa phương nơi có nhà ở, nếu chưa có hộ khẩu thì phải đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên.
  • Ngoài ra, các đối tượng nêu trên phải là người có thu nhập thấp, tức không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.

2 – Căn hộ có diện tích sàn từ 25m2 đến 70m2

  • Loại nhà ở xã hội phổ biến nhất hiện nay là nhà chung cư. Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội là nhà chung cư được quy định tại Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, căn hộ sẽ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, diện tích tối thiểu là 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn.
  • Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa nhưng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70m2.

 

3 – Không được chuyển nhượng nhà ở xã hội trong 5 năm

  • Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, người mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong tối thiểu 05 năm, tính từ khi trả hết tiền mua theo hợp đồng đã ký.
  • Người mua nhà chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê lại sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Nếu chưa đủ 05 năm, kể từ khi trả hết tiền mua, người mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, cho chủ đầu tư hoặc cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội như nêu trên.

4 – Được vay đến 80% giá trị nhà với lãi suất ưu đãi

  • Theo Điều 16 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người mua nhà ở xã hội xã hội đáp ứng đủ điều kiện sẽ được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và các ngân hàng khác với mức lãi suất ưu đãi.
  • Hiện chưa có thông tin về mức lãi suất vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019. Năm 2018, mức lãi suất vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm và tại các ngân hàng khác là 5%/năm (theo Quyết định 370/QĐ-TTgQuyết định 117/QĐ-TTg).
  • Trên đây là một số thông tin quan trọng đối với người mua nhà ở xã hội năm 2019. Bên cạnh đó, quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo về điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau.

Liên hệ

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

  • Dong Du International Consulting Group HCM, Southeast Asia Business Consulting Network.
    ◾Email: support.client01@japanvietnam.com.vn
    ◾Office tel: 84 – 2 8 – 3 8208 545
    ◾Home page: www.japanvietnam.com.vn/ dptc.edu.vn
    ◾Facebook: Dong Du International Consulting Group/ Dong Du Practical Training Center/ Dong Du English Club

 

CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHÀ HÀNG, QUÁN BAR, VŨ TRƯỜNG, KARAOKE…

CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHÀ HÀNG, QUÁN BAR, VŨ TRƯỜNG, KARAOKE…

CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHÀ HÀNG, QUÁN BAR, VŨ TRƯỜNG, KARAOKE…

A. Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Luật đầu tư 2014;
  • Nghị định số 103/2009/NĐ-CP
  • Nghị định số 01/2012/NĐ-CP
  • Nghị định 72/2009/NĐ-CP
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP

B. Diễn giải luật chuyên ngành

  • Theo Luật Thương mại 2005 tại khoản 2 Điều 16: Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. Đối với trường hợp này, cá nhân là người nước ngoài có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH một thành viên.
  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2015: “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”
  • Theo Điều 6, Điều 7 và Phụ lục 4 Luật này thì kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống không nằm trong danh sách các ngành nghề bị cấm, không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Theo Điều 7 và phụ lục 4 điều này thì kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke thuộc danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường được quy định đầy đủ và cụ thể tại website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thuộc Bộ kế hoạch đầu tư và phát triển. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke được diễn giải như sau.
  • Giấy phép kinh doanh vũ trường
  1. Nhà văn hoá, trung tâm văn hoá đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường phải là pháp nhân;
  2. Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng khiêu vũ đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau;
  3. Âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng khiêu vũ;
  4. Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá có tư cách pháp nhân kinh doanh vũ trường phải có các điều kiện sau đây:
  5. Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học (bao gồm các trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân), bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội các cấp, doanh trại Công an, Quân đội; các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước) từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy, nổ;
  6. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng;
  7. Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.
  8. Điều kiện về an ninh, trật tự kinh doanh vũ trường: Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

       a) Đối với người Việt Nam:

  • Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
  • Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;  

        b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:       

Chưa được  cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

  • Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:
  1. Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
  2. Biện pháp thực hiện;
  3. Lực lượng phục vụ thường xuyên;
  4. Phương tiện phục vụ;
  5. Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
  6. Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
  7. Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.
  • Giấy phép kinh doanh karaoke:  Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ Karaoke
  1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
  2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;
  3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau;
  5. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  6. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke;
  7. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng;
  8. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
  9. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép.
  • Điều kiện về an ninh, trật tự kinh doanh karaoke: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

       a) Đối với người Việt Nam:

  1. Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
  2. Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
  3. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

  1. Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
  2. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

C. Qui trình thực hiện

  • Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ (Điều 23, Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) gồm:
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  2. Điều lệ công ty
  3. Bản sao hợp lệ chứng thực cá nhân đối với người nước ngoài (hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực)
  • Nộp hồ sơ:  Cách thức thực hiện: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

D. Bộ phận thực hiện

  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh doanh Đông Du, DBDRC
  • My Nguyễn & Nhung Nguyễn – Chuyên viên tư vấn pháp lý doanh nghiệp
  • Toni Trần – Giám đốc trung tâm DBDRC

E. Liên hệ

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Dong Du International Consulting Group HCM, Southeast Asia Business Consulting Network.

  • Email: support.client01@japanvietnam.com.vn
  • Office tel: 84 – 2 8 – 3 8208 545
  • Home page: www.japanvietnam.com.vn/ dptc.edu.vn
  • Facebook: Dong Du International Consulting Group/ Dong Du Practical Training Center/ Dong Du English Club
Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ 2019

Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ 2019

 

Bước 1: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng

Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng. Do đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến văn phòng công chứng thực hiện công chứng hợp đồng.

Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
  • Sổ hộ khẩu của hai bên.

Lệ phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được căn cứ theo Thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP, nếu giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức phí là 0,1%; nếu từ 01 tỷ đến 03 tỷ thì mức phí là 01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 01 tỷ đồng…
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND huyện nơi có nhà, đất

Khi kê khai nghĩa vụ tài chính, hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
  • Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên

Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp được quy định như sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân: Hiện nay, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2% trên giá bán. Theo quy định đây là khoản thuế do người bán phải nộp nhưng trong thực tế hai bên có thể thỏa thuận ai là người phải nộp khoản thuế này.
  • Lệ phí trước bạ: Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP, mức lệ phí này được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %. Trong đó, mức thu lệ phí trước bạ là 0,5%. Riêng trường hợp tặng cho, thừa kế nhà đất thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ, nếu có hồ sơ chứng minh việc tặng cho, thừa kế.

 

Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên tại UBND huyện nơi có nhà, đất

Thành phần hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị theo mẫu;
    • Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng…

Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp sổ đỏ…. Thời hạn thực hiện thủ tục này hiện nay đã được rút ngắn còn tối đa 10 ngày làm việc (theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).

Sau khi thực hiện các bước nêu trên, thủ tục sang tên Sổ đỏ được coi như đã hoàn tất. Hi vọng với những hướng dẫn nêu trên của DDLC, Dong Du International Consulting Group HCMC, quý khách hàng có thêm thông tin trước khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Email:support.client01@japanvietnam.com.vn, Tel: 090 925 7602 Toni Tran

 

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY THƯƠNG MẠI.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY THƯƠNG MẠI.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY THƯƠNG MẠI.

A. Các văn bản pháp luật áp dụng

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11: Khoản 2 Điều 16
  • Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13: Điều 28
  • Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Điều 22 Điều 33
  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP: Điều 5, Điều 6, Khoản 2 Diều 12
  • Nghị định 118/2018/NĐ-CP: Điều 24

B. Nội dung liên quan

Khoản 2 Điều 16 Luật Thương mại quy định Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu tư quy định Nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế theo pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức thành lập một công ty thương mại (hay còn gọi là công ty mua bán) phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp các loại Giấy gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp;
  • Giấy phép kinh doanh (đối với hoạt động mua bán hàng hóa các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể là thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ) ) theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 09.

C.Thực hiện

C.1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Điều 33 Luật Đầu tư 2014
  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  2. Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  4. Bản sao các tài liệu sau: bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  5. Nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Hồ sơ thành lập Công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Điều 22-23 Luật Doanh nghiệp
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)/ Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên là cá nhân;
  5. Bản sao các giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài;
  7. Các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện liệt kê tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.

Lưu ý: Tất cả các tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài phải được lãnh sự hóa hợp pháp

  • Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh: Khoản 2 Điều 12 Nghị định 09
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bản giải trình có nội dung:
  3. Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  4. Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  5. Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  6. Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  7. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  8. Bản sao các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

C.2. Cách thức thực hiện

  • Đối với hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp: nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đâu tư hoặc qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (chỉ áp dụng đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp) (Điều 24 Nghị định 118)
  • Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh: nộp tại Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 09)

D. Bộ phận thực hiện

  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh doanh Đông Du, DBDRC
  • Nguyễn Thị Khánh Ngọc – Chuyên viên tư vấn pháp lý doanh nghiệp
  • Toni Trần – Giám đốc trung tâm

E. Liên hệ

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Dong Du International Consulting Group HCM, Southeast Asia Business Consulting Network.

  • Email: support.client01@japanvietnam.com.vn
  • Office tel: 84 – 2 8 – 3 8208 545
  • Home page: www.japanvietnam.com.vn/ dptc.edu.vn
  • Facebook: Dong Du International Consulting Group/ Dong Du Practical Training Center/ Dong Du English Club

 

 

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài không có bằng đại học.

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài không có bằng đại học.

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài không có bằng đại học.

1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 11/2016/NĐ-CP  có 4 nhóm đủ điều kiện cấp Giấy phép lao động bao gồm: Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật) là người nước ngoài không có bằng đại học.

 

2. Nội dung tư vấn:
 Với những trường hợp chuyên gia là người nước ngoài không có bằng đại học, pháp luật đã linh hoạt quy định điều kiện khác. mà nếu người lao động đáp ứng được thì .được cấp Giấy phép lao động như sau. Ngườ lao động phải có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
 Đối với mỗi nhóm đối tượng lại có những yêu cầu về hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động khác nhau. Không phải nhóm đối tượng nào. khi xin cấp Giấy phép lao động cũng phải. có bằng đại học. Có nhiều người nước ngoài không có bằng đại .học vẫn có thể xin cấp Giấy phép lao .động ở Việt Nam nếu như doanh. nghiệp, tổ chức bảo lãnh xác định .được đúng vị trí công việc mà họ làm việc.
Chỉ riêng nhóm đối tượng người nước ngoài có vị trí công việc thuộc nhóm Chuyên gia mới được quy định về điều kiện như sau. Người lao động có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc. trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại. Việt Nam.Trường hợp đặc biệt do thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp.

 

3. Qui trình xin giấy phép lao động
Thứ nhất, về phía Người sử dụng lao động: Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu xin Giấy phép  lao động cho người nước ngoài cần phải có Đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
Thứ hai, về phía lao động nước ngoài: Người lao động nước ngoài muốn. Xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài cần có một số tài liệu cần thiết. Đó là:
  • Giấy khám sức khỏe  (bản gốc) 1 trong 2 loại sau:
  1. Giấy khám sức khỏe nước ngoài (phải được hợp pháp lãnh sự)
  2. Giấy khám sức khỏe Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, người lao động có thể khám tại một trong các bệnh viện theo qui định pháp luật.
  • Lý lịch tư pháp trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ: Phải có 1 trong 2 loại:
  1. Lý lịch tư pháp nước ngoài – do chính quyền nước sở tại cấp (phải được hợp pháp lãnh sự)
  2. Lý lịch tư pháp Việt Nam – do Sở Tư pháp Tỉnh/ Thành phố cấp
  •  Bằng đại học liên quan đến  (Giấy tờ này phải là giấy tờ nước ngoài nơi. Người lao động đã từng học tập và phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Xác nhận kinh nghiệm thời gian làm việc ở nước ngoài (Tài liệu này phải được hợp pháp lãnh sự).
  • Bản sao công chứng Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
Thứ ba, việc hợp pháp hóa lãnh sự được tiến hành tùy thuộc vào quốc tịch của .Người lao động. (Một số nước thực hiện được ở Việt Nam nhưng một số nước thì không).
Thứ tư, thẩm quyền xin cấp Giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

4. Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ: 159 Pasteur, Quận 3 , Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 08.8291302-8298964
  • Fax: 8294032
  • Website www.sldtbxh.hochimincity.gov.vn
  • Email: delisa@hcm.fpt.vn

 

5. Thời gian xin cấp Giấy phép lao động tại thành phố ở Chí Minh
  • Bước 1: Xin Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài: 15 ngày làm việc
  • Bước 2: Xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài: 7 ngày làm việc

 

6. Tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Dong Du International Consulting Group HCM:
  • Email: support.client01@japanvietnam.com.vn
  • Office tel: 84 28 3820 8545
  • Home page: www.japanvietnam.com.vn