ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY THƯƠNG MẠI.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY THƯƠNG MẠI.

A. Các văn bản pháp luật áp dụng

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11: Khoản 2 Điều 16
  • Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13: Điều 28
  • Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Điều 22 Điều 33
  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP: Điều 5, Điều 6, Khoản 2 Diều 12
  • Nghị định 118/2018/NĐ-CP: Điều 24

B. Nội dung liên quan

Khoản 2 Điều 16 Luật Thương mại quy định Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu tư quy định Nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế theo pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức thành lập một công ty thương mại (hay còn gọi là công ty mua bán) phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp các loại Giấy gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp;
  • Giấy phép kinh doanh (đối với hoạt động mua bán hàng hóa các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể là thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ) ) theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 09.

C.Thực hiện

C.1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Điều 33 Luật Đầu tư 2014
  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  2. Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  4. Bản sao các tài liệu sau: bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  5. Nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Hồ sơ thành lập Công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Điều 22-23 Luật Doanh nghiệp
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)/ Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên là cá nhân;
  5. Bản sao các giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài;
  7. Các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện liệt kê tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.

Lưu ý: Tất cả các tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài phải được lãnh sự hóa hợp pháp

  • Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh: Khoản 2 Điều 12 Nghị định 09
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bản giải trình có nội dung:
  3. Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  4. Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  5. Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  6. Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  7. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  8. Bản sao các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

C.2. Cách thức thực hiện

  • Đối với hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp: nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đâu tư hoặc qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (chỉ áp dụng đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp) (Điều 24 Nghị định 118)
  • Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh: nộp tại Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 09)

D. Bộ phận thực hiện

  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh doanh Đông Du, DBDRC
  • Nguyễn Thị Khánh Ngọc – Chuyên viên tư vấn pháp lý doanh nghiệp
  • Toni Trần – Giám đốc trung tâm

E. Liên hệ

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Dong Du International Consulting Group HCM, Southeast Asia Business Consulting Network.

  • Email: support.client01@japanvietnam.com.vn
  • Office tel: 84 – 2 8 – 3 8208 545
  • Home page: www.japanvietnam.com.vn/ dptc.edu.vn
  • Facebook: Dong Du International Consulting Group/ Dong Du Practical Training Center/ Dong Du English Club