FDI TĂNG TRỞ LẠI

FDI TĂNG TRỞ LẠI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đến hết tháng 8 chỉ còn giảm hơn 2% so với cùng kỳ.

Theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD (28,S7%), kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ ghi nhận tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 3,2 tỷ USD. Vốn đầu tư từ Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, vốn đầu tư của Singapore đứng đầu về quy mô do có một dự án quy mô 3,1 tỷ USD, riêng dự án này đã chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm.

Theo địa bàn đầu tư, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, trong đó có dự án điện quy mô 3,1 tỷ USD (chiếm tới 85,8% tổng vốn đầu tư của tỉnh). TP HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, Bình Dương thu hút gần 1,7 tỷ USD.

https://vnexpress.net/fdi-tang-tro-lai-4348280.html

*******************************************************************************

#thanhlapcongty tại ViệtNam#ketoan #thue #tuvanphapchephaply #đaotaokhoahoc #gioithieunguonluc

ĐỀ NGHỊ THAM VẤN ÁP DỤNG APA TRƯỚC KHI NỘP HỒ SƠ CHÍNH THỨC

ĐỀ NGHỊ THAM VẤN ÁP DỤNG APA TRƯỚC KHI NỘP HỒ SƠ CHÍNH THỨC

Bước 1. Người nộp thuế là đối tượng áp dụng APA có kế hoạch áp dụng APA, gia hạn APA, chuyển đổi hình thức APA hoặc chấp thuận kiến nghị của cơ quan thuế, lập hồ sơ và gửi đến Tổng cục Thuế. Thành phần hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị tham vấn APA theo mẫu số 1/APA-TV.
  • Tài liệu mô tả các thông tin để tham vấn như sau:
  • Tên, địa chỉ người nộp thuế dự kiến nộp hồ sơ APA và tên, địa chỉ các bên tham gia giao dịch liên kết;
  • Loại hình APA đề nghị áp dụng, tên các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có liên quan trong trường hợp đề nghị áp dụng APA song phương hoặc đa phương;
  • Mô tả về các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA, các giao dịch liên kết ngoài phạm vi APA (nếu có) và giải thích lý do lựa chọn giao dịch áp dụng APA cũng như lý do loại trừ các giao dịch liên kết khác;
  • Quy mô giá trị của giao dịch liên kết;
  • Thời gian dự kiến áp dụng APA;
  • Phân tích chức năng, tài sản và rủi ro phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh của người nộp thuế và các bên liên kết tham gia thực hiện giao dịch thuộc phạm vi APA;
  • Phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất bao gồm cả các nội dung về phân tích so sánh, dữ liệu so sánh, phương pháp tính, biên độ giá thị trường chuẩn, các điều chỉnh trọng yếu (nếu có);
  • Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu và đáng kể đến các quy định về điều kiện áp dụng APA;
  • Thông tin khái quát về phạm vi, quy mô hoạt động chung của doanh nghiệp và giao dịch liên kết của người nộp thuế; thông tin về hoạt động của tập đoàn kinh tế và các bên liên kết có liên quan đến giao dịch dự kiến thuộc phạm vi áp dụng APA;
  • Thông tin tóm tắt các nội dung chính về kết quả các cuộc thanh tra thuế đã thực hiện tại trụ sở người nộp thuế;
  • Các APA về các giao dịch liên kết tương tự đã ký hoặc đã đề nghị với các cơ quan thuế nước ngoài (nếu có);
  • Quan điểm của cơ quan thuế nước ngoài có liên quan (nếu có);
  • Thời gian nộp hồ sơ chính thức, cách thức liên lạc;
  • Các vấn đề khác có ảnh hưởng đến việc thực hiện APA.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
  • Thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn.

Bước 2. Tổng cục Thuế tiếp nhận

  • Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.s
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Bước 3. Tổng cục Thuế tổ chức họp tham vấn, trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.

*******************************************************************************

#thanhlapcongty tại ViệtNam#ketoan #thue #tuvanphapchephaply #đaotaokhoahoc #gioithieunguonluc

WB dự báo tăng trưởng kinh tế kinh tế Việt Nam 4,8%

WB dự báo tăng trưởng kinh tế kinh tế Việt Nam 4,8%

Tại báo cáo “Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam – Ấn bản Tháng 8/2021”, do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021. Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo cũng của WB vào tháng 12/2020, có xét đến tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tới các hoạt động kinh tế.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch, ở mức  6,5-7% từ năm 2022 trở đi. Dự báo này dựa trên giả định rằng đợt dịch hiện nay sẽ dần được kiểm soát, tạo điều kiện để kinh tế phục hồi trong quý IV.

Thời gian qua, kinh tế Việt Nam thể hiện khả năng chống chịu rất tốt và đạt kết quả vững chắc trong nửa đầu năm 2021 với mức tăng trưởng 5,6%, nhờ sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp. Động lực tăng trưởng là đầu tư và tiêu dùng tư nhân.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/wb-du-bao-tang-truong-kinh-te-kinh-te-viet-nam-4-8-768793.html

Vì sao xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn ‘khủng’ ảo?

Vì sao xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn ‘khủng’ ảo?

Theo chuyên gia pháp lý, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cố tình “đánh bóng” tên tuổi bằng vốn “trên trời” chính là do quy định thông thoáng của luật doanh nghiệp.

Phân tích về các “siêu doanh nghiệp” tự cho là có vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng gây xôn xao dư luận thời gian qua, hầu hết các luật sư đều cho rằng có dấu hiệu bất thường, khó tin nhưng hành động đó không phải là bất hợp pháp.

Lý do là pháp luật hiện không quy định doanh nghiệp phải đăng ký bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa, trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu như ngân hàng, bảo hiểm… Do đó, việc doanh nghiệp tự đăng ký vốn không vi phạm Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành khi thành lập doanh nghiệp.

Các quy định pháp luật về doanh nghiệp khuyến khích người dân bỏ vốn kinh doanh và tự kê khai thông tin về vốn điều lệ khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thay vì trước đây Nhà nước phải kiểm tra, xác minh doanh nghiệp có đủ số tiền đăng ký hay không mới cho thành lập.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn trong 90 ngày theo luật định, doanh nghiệp được gia hạn thêm 60 ngày để điều chỉnh vốn góp.

Sau 60 ngày tiếp theo, nếu không có động thái góp đủ vốn, doanh nghiệp phải làm thủ tục hủy đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Bước cuối cùng, nếu doanh nghiệp, cá nhân, pháp nhân không thực hiện các quyền được pháp luật cho phép sẽ bị xử lý phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

https://vtc.vn/vi-sao-xuat-hien-ngay-cang-nhieu-doanh-nghiep-dang-ky-von-khung-ao-ar631796.html

#thanhlapcongty tại Việt Nam#ketoan #thue #tuvanphapchephaply #đaotaokhoahoc #gioithieunguonluc

Các doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ đóng gói để tăng sức cạnh tranh nông sản Việt

Các doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ đóng gói để tăng sức cạnh tranh nông sản Việt

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản ở các nước đang phát triển lên đến 20 – 30%. Nghĩa là có đến 20 – 30% nông sản được sản xuất ra nhưng không đến được tay người tiêu dùng.

Trong tình hình đó, các giải pháp mới về bảo quản và đóng gói của các doanh nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần giảm chi phí không chỉ cho các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn mà ngay cả những hộ nông dân cũng có khả năng ứng dụng. Thời gian bảo quản của nhiều mặt hàng trái cây tươi tăng lên đáng kể, nhờ đó, nhiều loại trái cây, rau củ tươi của Việt Nam có thể xuất khẩu tốt vào thị trường EU bằng đường biển nên giảm chi phí rất nhiều so với giai đoạn trước đó chủ yếu xuất khẩu bằng đường hàng không.

https://vneconomy.vn/cac-doanh-nghiep-nghien-cuu-cong-nghe-dong-goi-de-tang-suc-canh-tranh-nong-san-viet.htm

Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về việc xác định chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của Công ty

Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về việc xác định chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của Công ty

Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “2. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Khoản 1 và khoản 8 Điều 157 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “1. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị… 8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định tại khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp”.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc xác định Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc đã hết nhiệm kỳ làm người đại diện theo pháp luật hiện hành của Công ty là chưa phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

 Về khả năng Hội đồng quản trị thay mặt Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhiệm vai trò của người đại diện theo pháp luật của Công ty

Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. 3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam”.

Căn cứ quy định nêu trên, tập thể Hội đồng quản trị không thể thực hiện vai trò của người đại diện theo pháp luật theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.